Lễ Hội Nghinh Ông
Đáo lệ 2 năm một lần, khu dân cư làng chài dọc sông Cà Ty của Phan Thiết lại được dịp rộn ràng trong không khí lễ hội Nghinh Ông Quan Thánh Đế.
+ Từ tờ mờ sáng, hàng nghìn người dân và du khách ở Phan Thiết đã đứng chật hai bên đường phố để đón chào các Hội quán của người Hoa trình diễn trang phục truyền thống và tái hiện hình ảnh về các nhân vật trong truyền thuyết văn hóa.
+ Lễ hội Nghinh Ông có sự tham gia của Hội quán Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Trâu và Hải Nam.
+ Lễ hội Nghinh Ông có tại Phan Thiết từ thế kỷ thứ 19, sau đó bị thất truyền. Từ năm 1996, tỉnh Bình Thuận cho phục dựng lễ hội văn hóa này và nó là một trong những lễ hội tâm linh thu hút khách du lịch đông nhất tại Phan Thiết.

Người dân thắp nhang cúng kiếng để cung chúc quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa và cuộc sống sung túc.

Dù trời nắng gay gắt cũng không ngăn được dòng người tham gia buổi lễ. Đối với người dân, khi Rồng bay vào nhà nhận lì xì được xem như Ngũ phúc đáo gia môn, hứa hẹn một mùa làm ăn phát đạt, sức khỏe bình an.

Hiện thân con Quan Bình cưỡi ngựa thu hút sự chú ý của đông đảo người dân, đây cũng là một trong những hình mẫu mang lại nhiều phúc lộc trong tín ngưỡng người Hoa.

Hai vị Bát tiên vườn đào.

Người ta tin rằng khi khom người chui xuống gầm kiệu thì sẽ gặp may mắn và được thần linh bảo bọc.

Rồng Thanh Long 100 năm tuổi – Một biểu tượng văn hóa tín ngưỡng không thể thiếu trong Lễ hội. Rồng dài 50 m, được điều khiển bởi 150 vũ công làm việc liên tục, trong đó 120 người chuyên trách thân rồng và số còn lại lo trống kèn, hậu cần.

Nụ cười rạng ngời của “Bà Thiên Hậu” giữa các cung nữ xinh đẹp.

“Ông Rồng” sẽ được trở về nơi xuất phát – Quan Đế Miếu để làm lễ “Thanh Long nhập tự” kết thúc lễ hội.